FUNIX Tổ CHứC CHUỗI Sự KIệN HướNG NGHIệP XUYêN VIệT CHO HọC SINH THPT

Tại mỗi trường, các diễn giả từ FUNiX cùng đại diện nhà trường sẽ chia sẻ với phụ huynh chủ đề liên quan tới công tác hướng nghiệp cho học sinh.

Chuỗi hướng nghiệp trực tuyến với chủ đề "Hiểu để đồng hành - biết để chắp cánh" sẽ được Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX triển khai tại hầu khắp tỉnh thành trên cả nước với tần suất một, hai sự kiện mỗi tuần, bắt đầu từ tháng tư tới hết năm. Chương trình mở đầu tại các trường THPT tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Trường THPT Marie Curie, trường THCS - THPT Ban Mai.

Tại mỗi trường, các diễn giả từ FUNiX cùng đại diện nhà trường sẽ chia sẻ với phụ huynh chủ đề liên quan tới công tác hướng nghiệp cho học sinh. Thông qua mỗi buổi tư vấn trực tuyến, các diễn giả, thầy cô sẽ giúp phụ huynh có thêm thông tin, kiến thức và kỹ năng để giúp con định hướng nghề nghiệp cho tương lai, cách chọn ngành, cũng như kỹ năng học tập cần có trong kỷ nguyên 4.0.

Với nhiều phụ huynh, các buổi hướng nghiệp của FUNiX là chìa khóa gợi mở cách thức, phương pháp và thời điểm phù hợp để hướng nghiệp cho con em mình. Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ nắm được cách tiếp cận phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giúp con chuẩn bị những kỹ năng cần thiết khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - nhà sáng lập Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX, mục đích của hướng nghiệp là bạn trẻ phải nắm vai trò chủ động cho tương lai, với sự đồng hành của gia đình. Chuỗi sự kiện này cũng gắn kết chặt chẽ với phụ huynh, các diễn giả sẵn sàng giải đáp từng câu hỏi liên quan tới vấn đề hướng nghiệp, đồng hành cùng con của người tham gia. Thông qua các buổi tư vấn hướng nghiệp trực tuyến cùng FUNiX, phụ huynh ba miền cũng sẽ có dịp bộc bạch những vấn đề chung và riêng, tìm kiếm giải pháp giúp con hướng nghiệp hiệu quả.

Đồng hành với chương trình là vai trò của nhà trường, các thầy cô, những người thấu hiểu các khó khăn của chính phụ huynh và các em học sinh trên chặng đường định vị ngành nghề, lối đi phù hợp. Cùng với đó là các diễn giả như Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, một trong 13 nhà sáng lập Tập đoàn FPT. Ông Thành Nam từng giữ nhiều cương vị quan trọng như Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch FPT Software, Tổng Giám đốc FPT, Phó chủ tịch Đại học FPT. Ông hiện là thành viên Hội đồng sáng lập FPT, người luôn theo sát, ủng hộ các xu thế của giáo dục 4.0 và hoạt động khởi nghiệp 4.0 của người trẻ.

Ông Kim Phạm - Founder Cohost AI. Ông là cựu kỹ sư phần mềm của Google và Airbnb. Tốt nghiệp ngành Công nghệ phần mềm ở ĐH New South Wales, Australia, ông quyết tâm trở về Việt Nam để lập nghiệp và cống hiến. Start-up trong mảng trí tuệ nhân tạo do ông sáng lập - Cohost.AI, hiện được sử dụng trên khắp 17 quốc gia.

Ông Tạ Quang Thái là Co-Founder của doanh nghiệp Rada, HomeID và myGPT. Ông có kinh nghiệm 30 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin với nhiều vị trí khác nhau. Hiện ông tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.

Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Tùng, thạc sĩ tâm lý với gần 20 năm công tác, chuyên môn sâu về đánh giá trắc nghiệm, trị liệu tâm lý trẻ em, vị thành niên, thanh thiếu niên và người lớn có những vấn đề về tâm lý. Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Tùng đã tham gia nhiều workshop, các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, tâm lý cũng như liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

Mentor Lê Minh Đức, CEO FUNiX, "nữ tướng" dày dạn kinh nghiệm của FPT Telecom, từng trải qua nhiều vị trí quan trọng, là chuyên gia thiết lập hệ thống kinh doanh tinh nhuệ, kinh doanh hầu hết sản phẩm, dịch vụ của FPT Telecom từ năm 2002 đến 2017. Bà đã đảm nhận và tham gia xây dựng, tổ chức và quản lý hầu hết tất cả các chi nhánh, trung tâm kinh doanh Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Phát triển Kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Telesales, Giám đốc kinh doanh FPT Play Box, Trưởng ban tuyển sinh ĐH FPT (2013, 2014).

Bằng chuyên môn dày dặn và các trải nghiệm phong phú , mỗi chuyên gia sẽ cùng đóng góp những câu chuyện, lời khuyên bổ ích, những gợi mở thiết thực để phụ huynh đồng hành hướng nghiệp cùng con. Mục tiêu cuối cùng của chuỗi sự kiện hướng nghiệp là nâng cao nhận thức về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT, đề cao vai trò của cha mẹ, nhà trường. Chương trình góp phần tạo kênh thông tin hữu ích về định hướng nghề nghiệp cho cha mẹ, cung cấp những hướng đi dễ hiểu và dễ áp dụng, kết nối cha mẹ và học sinh, để cha mẹ có thể hỗ trợ tích cực và kịp thời với con em mình.

Quỳnh Anh

Các trường THPT quan tâm và có mong muốn tham gia, đồng tổ chức chương trình, liên hệ đại diện ban tổ chức: Ms. Nguyễn Hồng Yên; email: [email protected]

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-07T11:00:58Z dg43tfdfdgfd